GDP 6 tháng tăng cao nhất gần 20 năm qua

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong vòng gần 20 năm qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GDP 6 tháng tăng cao nhất gần 20 năm qua

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong vòng gần 20 năm qua.

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong gần hai thập kỷ. Nhiều chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước... ghi nhận chuyển biến tích cực qua từng tháng và từng quý, cho thấy nỗ lực duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

GDP 6 tháng tăng cao nhất gần 20 năm qua - Ảnh 1Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức chồng chất, toàn hệ thống chính trị đã thể hiện quyết tâm và bản lĩnh, ứng phó kịp thời và hiệu quả với tình hình, qua đó đạt được những kết quả phát triển kinh tế - xã hội khá toàn diện, với mức tăng trưởng cao trái ngược với xu hướng suy giảm của kinh tế toàn cầu.

Nhiều chỉ số đạt kết quả ấn tượng. Thu ngân sách nhà nước, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu, phát triển doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều có nhiều điểm sáng. Các mục tiêu về cải cách thể chế, tổ chức bộ máy, thực hiện ba đột phá chiến lược, cũng như các hoạt động hội nhập quốc tế, đàm phán thương mại với Hoa Kỳ đều được đẩy mạnh.

Đáng chú ý, ngày 2/7, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất Tuyên bố chung về khuôn khổ Hiệp định thương mại đối ứng, công bằng và cân bằng. Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tái khẳng định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực then chốt như khoa học công nghệ cao. Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, đây là kết quả quan trọng, tạo niềm tin và kỳ vọng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo đó, một số chỉ số tích cực có thể kể tới như:

Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,65% trong quý II và tăng 10% trong 6 tháng đầu năm – một trong số ít năm từ 2011 đến nay đạt mức tăng trưởng hai con số.

Xuất khẩu tăng 14,4%; xuất siêu ước đạt 7,63 tỷ USD.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II tăng 9%, 6 tháng tăng 9,3%.

Khách du lịch quốc tế đạt gần 10,7 triệu lượt, tăng 20,7%.

Về đầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý II tăng 10,5%, 6 tháng tăng 9,8%. Tổng vốn FDI đăng ký đạt trên 21,5 tỷ USD, tăng 32,6% – cao nhất kể từ 2009; vốn FDI thực hiện đạt trên 11,7 tỷ USD, tăng 8,1%.

Về doanh nghiệp, 6 tháng đầu năm có 152.700 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường – cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui (127.200 doanh nghiệp). Riêng trong tháng 6, có gần 24.400 doanh nghiệp thành lập mới – mức cao nhất từ trước đến nay, với tổng vốn đăng ký gần 177.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 60,5% và 21,2% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động là gần 14.400, tăng 91,05%. Hộ kinh doanh thành lập mới đạt trên 124.300, tăng 118,4%. Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đạt gần 2,8 triệu tỷ đồng, tăng 89,03%.

Bên cạnh kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học công nghệ, an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh tiếp tục được quan tâm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế triển khai tích cực. Cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương hai cấp đã đạt nhiều kết quả.

Ngày 30/6, 34 địa phương đồng loạt tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và thành lập đảng bộ tỉnh, nhân sự lãnh đạo địa phương. Từ ngày 1/7, bộ máy chính quyền địa phương hai cấp chính thức vận hành.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định đây là thời điểm đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của bộ máy hành chính nhà nước, với thể chế và hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Ông cho rằng lòng tin, niềm tự hào của nhân dân và doanh nghiệp được nâng lên, tạo khí thế mới cho sự phát triển đất nước.

Bên cạnh kết quả tích cực, Bộ Tài chính cảnh báo thời gian tới nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Một số thách thức gồm: mục tiêu tăng trưởng năm 2025 còn nhiều áp lực; kinh tế vĩ mô chịu tác động lớn từ điều hành tỷ giá, lãi suất; tiến độ hoàn thiện thể chế pháp luật còn chậm; đời sống của một bộ phận người dân, người lao động còn khó khăn.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề xuất 7 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 7 và quý III:

Thứ nhất, sớm trình Chính phủ ban hành và triển khai hiệu quả các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Thứ hai, theo dõi sát tình hình thực hiện chính quyền hai cấp, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong phân cấp, phân quyền, đảm bảo hoạt động hành chính thống nhất.

Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác.

Thứ tư, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thứ năm, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, tiêu dùng trong nước, đồng thời phát triển các động lực mới.

Thứ sáu, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô: Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ phù hợp; Bộ Tài chính quản lý thu, hiện đại hóa thuế - hải quan, phấn đấu thu ngân sách năm 2025 tăng 15% so với dự toán, giảm chi thường xuyên 10% để đầu tư xây dựng trường nội trú cho học sinh vùng sâu, vùng xa.

Thứ bảy, tiếp tục chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

Chính phủ cũng nhấn mạnh cần tiếp tục quan tâm phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai trong thời gian tới.

Duy Khánh