Ngân hàng tăng tốc huy động vốn cho mùa cao điểm cuối năm

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn tăng mạnh vào nửa cuối năm, các ngân hàng đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản, giữ nhịp tín dụng và hỗ trợ sản xuất – kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng tăng tốc huy động vốn cho mùa cao điểm cuối năm

Theo dõi KTMT trên

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn tăng mạnh vào nửa cuối năm, các ngân hàng đang tích cực tìm kiếm nguồn vốn để đảm bảo thanh khoản, giữ nhịp tín dụng và hỗ trợ sản xuất – kinh doanh.

Tín dụng tăng mạnh, huy động chưa theo kịp

6 tháng đầu năm 2025, tín dụng toàn hệ thống đã tăng trưởng 8,3% so với cuối năm trước, nâng tổng dư nợ lên 16,9 triệu tỷ đồng – mức cao nhất trong vòng hơn hai năm qua. Dự báo đến cuối năm, mức tăng trưởng tín dụng có thể chạm ngưỡng 16%.

Ngân hàng tăng tốc huy động vốn cho mùa cao điểm cuối năm - Ảnh 1Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, tốc độ huy động vốn đang có phần chậm hơn. Theo Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính, đến ngày 26/6, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,09% so với cuối năm 2024; trong khi đó, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng mới đạt mức tăng 6,11%. Nhìn lại cùng kỳ năm ngoái, các con số này lần lượt chỉ là 2,48% và 1,82%.

Dù trong nửa đầu năm, người dân và doanh nghiệp đã gửi vào ngân hàng hơn 900.000 tỷ đồng, lượng tiền chủ yếu tập trung ở kỳ hạn ngắn. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn sản xuất, đầu tư lại nghiêng về trung và dài hạn, tạo ra thách thức cho việc cân đối nguồn vốn.

Theo CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS), mặt bằng lãi suất thấp cùng với nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ, bất động sản, doanh nghiệp nhỏ và vừa… là những yếu tố thúc đẩy tín dụng tăng trưởng tích cực. Đồng thời, tiến độ giải ngân đầu tư công được đẩy nhanh, nút thắt pháp lý trong lĩnh vực bất động sản dần được tháo gỡ và triển vọng thương mại Việt – Mỹ khởi sắc là những điểm cộng hỗ trợ nền kinh tế.

VCBS dự báo nhiều ngân hàng sẽ tăng trưởng tín dụng mạnh trong năm nay. Trong đó, MB được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao nhất, khoảng 28%, nhờ hoạt động cho vay đa dạng cả ở mảng bán buôn lẫn bán lẻ. Techcombank hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường nhà ở và xây dựng. MSB có thể đạt tốc độ tăng trưởng 21,2% nhờ nhu cầu tín dụng duy trì ổn định. VietinBank và BIDV lần lượt được dự báo tăng trưởng tương đương mức trung bình toàn ngành, khoảng 16–17%.

Linh hoạt giải bài toán thanh khoản

Dự báo nửa cuối năm, nhu cầu tín dụng sẽ còn tăng khi nhiều doanh nghiệp tin tưởng vào triển vọng kinh doanh tích cực. Gần 81% doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo kỳ vọng quý III sẽ có kết quả khả quan hơn, theo khảo sát mới đây của cơ quan thống kê.

Trong khi đó, các ngân hàng kỳ vọng huy động vốn hệ thống sẽ tăng thêm 4% trong quý III. Sự ổn định thanh khoản phần lớn nhờ các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tuy vậy, tỷ lệ tín dụng/GDP đã chạm mốc 134% vào cuối năm 2024 – mức cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cảnh báo, nếu tiếp tục phụ thuộc quá lớn vào nguồn tín dụng ngân hàng, nền kinh tế sẽ đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có nguy cơ mất cân đối nguồn lực và gây áp lực lên hệ thống tài chính.

Do đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, NHNN vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ ổn định, đảm bảo kiểm soát lạm phát, điều hành thị trường tiền tệ hiệu quả, giữ vững an toàn hệ thống.

Thống đốc cũng đề nghị các bộ ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính, phối hợp cân đối nguồn lực cho các dự án lớn, tránh bị động và hạn chế gây thêm sức ép huy động vốn từ phía ngân hàng.

Để giải bài toán thanh khoản, các ngân hàng đang chuyển hướng tập trung vào cải thiện tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) thay vì cạnh tranh tăng lãi suất. Một số ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA đạt hơn 35% trong tổng nguồn vốn huy động.

Ông Nguyễn Thế Dân, Giám đốc chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng Bản Việt (BVBank) cho biết: việc mở rộng các dịch vụ thanh toán số, gia tăng tiện ích cho khách hàng, đang giúp ngân hàng thu hút được lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn. Nhờ đó, chi phí vốn giảm, tạo điều kiện để điều chỉnh lãi suất cho vay theo hướng hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Cùng với đó, nhiều ngân hàng cũng tăng cường phát hành trái phiếu nhằm bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn. Trong nửa đầu năm 2025, khối lượng trái phiếu ngân hàng phát hành đã vượt 187.000 tỷ đồng – cao gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

Theo ông Lại Tất Hà, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng An Bình (ABBank), việc đa dạng hóa kênh huy động, trong đó có trái phiếu, giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc triển khai kế hoạch dài hạn như mở rộng tín dụng, đầu tư và phát triển các sản phẩm mới, đồng thời góp phần tăng khả năng chống chịu rủi ro cho toàn hệ thống.

BN