Tại tọa đàm giới thiệu Triển lãm quốc tế
Quang cảnh tọa đàm.
Ông Đào Trọng Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng, phát triển logistics xanh là xu thế tất yếu, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. “Doanh nghiệp không chỉ cần vận hành hiệu quả mà còn phải chứng minh khả năng tuân thủ tiêu chuẩn môi trường do thị trường quốc tế đặt ra” - ông Khoa nhận định.
Thực tế cho thấy, các hiệp định thương mại thế hệ mới đều tích hợp yêu cầu giảm phát thải carbon, sử dụng năng lượng tái tạo, chuyển đổi sang phương tiện vận tải thân thiện môi trường… Điều này khiến nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam phải thay đổi tư duy và mô hình hoạt động nếu không muốn bị tụt hậu.
Hiện nay, một số doanh nghiệp tiên phong đã đầu tư vào xe điện, hệ thống quản lý vận hành thông minh, kho bãi tiết kiệm năng lượng, thậm chí ứng dụng AI và IoT để theo dõi và tối ưu toàn bộ chuỗi vận chuyển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước khởi đầu và cần nhiều hơn sự đồng hành từ chính sách, hạ tầng, cũng như ý thức của cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Việt Nam dần khẳng định vị thế một trung tâm dịch vụ logistics của Đông Nam Á. |
Theo đánh giá của giới chuyên gia, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là trung tâm logistics mới của Đông Nam Á, nhờ vị trí địa lý chiến lược, chi phí cạnh tranh và sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông. Các dự án lớn như sân bay quốc tế Long Thành, cảng biển Cần Giờ hay hệ thống cao tốc kết nối liên vùng đang tạo tiền đề quan trọng cho ngành logistics bứt phá.
Hiện cả nước có hai trung tâm logistics lớn tại TPHCM và Hải Phòng, đóng vai trò then chốt trong kết nối

