Trái phiếu Chính phủ huy động vượt 200.000 tỷ sau 6 tháng

Tính đến hết tháng 6/2025, Kho bạc Nhà nước đã huy động hơn 201.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tương đương 40% kế hoạch cả năm. Thị trường thứ cấp cũng ghi nhận mức thanh khoản tăng trưởng tích cực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trái phiếu Chính phủ huy động vượt 200.000 tỷ sau 6 tháng

Theo dõi KTMT trên

Tính đến hết tháng 6/2025, Kho bạc Nhà nước đã huy động hơn 201.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tương đương 40% kế hoạch cả năm. Thị trường thứ cấp cũng ghi nhận mức thanh khoản tăng trưởng tích cực.

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 6 vừa qua, có 16 phiên đấu thầu trái phiếu chính phủ do Kho bạc Nhà nước tổ chức, tổng giá trị huy động đạt 30.473 tỷ đồng – tăng gần 69% so với tháng trước.

Các kỳ hạn được phát hành trong tháng gồm 5, 10, 15 và 30 năm. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 10 năm chiếm ưu thế với tỷ trọng lần lượt là 27% và 68%, tương đương 8.300 tỷ và 20.640 tỷ đồng.

Trái phiếu Chính phủ huy động vượt 200.000 tỷ sau 6 tháng - Ảnh 1Ảnh minh họa.

Lãi suất trúng thầu tại phiên cuối tháng 6 ghi nhận mức tăng nhẹ so với cuối tháng 5. Cụ thể, kỳ hạn 5 năm đạt 2,59%, kỳ hạn 10 năm ở mức 3,18%, kỳ hạn 15 năm là 3,27% và kỳ hạn 30 năm là 3,40%; tăng lần lượt từ 7 đến 18 điểm cơ bản.

Tính chung 6 tháng đầu năm, lượng trái phiếu chính phủ được huy động qua đấu thầu đạt 201.390 tỷ đồng, tương đương 40% mục tiêu huy động trong năm 2025.

Trên thị trường thứ cấp, tính đến ngày 30/6, tổng giá trị niêm yết trái phiếu chính phủ đạt 2,395 triệu tỷ đồng. Trong tháng 6, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 16.739 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với tháng trước.

Đáng chú ý, khối ngoại tham gia 3,68% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong tháng, tuy nhiên lại có động thái bán ròng với giá trị 13,4 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 6, khối lượng giao dịch bình quân đạt 14.044 tỷ đồng mỗi phiên – cao hơn 19,2% so với mức bình quân của cả năm 2024.

Về diễn biến lợi suất, trái phiếu kỳ hạn 7 năm, 15 năm và 5 năm là các loại có lợi suất tăng mạnh nhất, với mức lợi suất trung bình tương ứng khoảng 2,82%; 3,16% và 2,52%. Trong khi đó, lợi suất giảm nhiều nhất lại rơi vào các kỳ hạn 3 năm, 25 năm và nhóm kỳ hạn 25-30 năm, dao động trong khoảng 2,01% đến 3,42%.

Các kỳ hạn từ trung đến dài hạn tiếp tục dẫn đầu về khối lượng giao dịch. Ba kỳ hạn có tỷ trọng giao dịch cao nhất trong tháng là 10 năm (28,15%), nhóm 10-15 năm (14,17%) và 5 năm (12,55%). Khối ngân hàng thương mại vẫn là lực lượng chủ đạo chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trái phiếu chính phủ.

BN